Hội nghị chung cư thường niên là gì, cách thức tổ chức như thế nào theo quy định của pháp luật
Theo diễn biến của một khu cư dân như chung cư N03T6 Ngoại Giao Đoàn từ khi nhận bàn giao tới lúc ổn định gồm: Hội nghị nhà chung cư như hội nghị lần đầu, hội nghị bất thường và thường niên. Hội nghị thường niên chiếm đa số trong số đó. Hội nghị này diễn ra khi nào, điều kiện gì và quyết định các công việc như thế nào. Trong mục ngày hôm nay chúng tôi xin gửi đến các quy định pháp lý liên quan đến nội dung này.
Căn cứ pháp lý:
Điều 15 Quy chế quản lý, sử dụng
nhà chung cư (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
![]() |
Thêm chú thích |
Thông tin tham khảo:
Chính sách bán hàng và thông tin chung cư N03T6 Ngoại Giao Đoàn
Điều 15. Hội nghị nhà chung cư thường niên
1. Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức mỗi năm một lần
khi có tối thiểu 30% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự hoặc
có số lượng ít hơn do các chủ sở hữu nhà chung cư thống nhất. Hội nghị nhà
chung cư, cụm nhà chung cư thường niên có các nội dung sau đây:
a) Nghe báo cáo kết quả hoạt động của Ban quản trị và thông qua
các khoản thu, chi hàng năm của Ban quản trị nhà chung cư;
b) Xem xét, thông qua quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu
chung của nhà chung cư trong năm và thông qua kế hoạch bảo trì phần sở hữu
chung nhà chung cư của năm sau;
c) Nghe báo cáo tình hình quản lý vận hành nhà chung cư;
d) Quyết định các nội dung khác theo quy định tại Điều 102 của Luật
Nhà ở (nếu có).
2. Đối với hội nghị thường niên của tòa nhà chung cư mà kết hợp
quyết định một trong các vấn đề sau đây thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ
sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự:
a) Bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị do bị miễn nhiệm,
bãi miễn hoặc bị chết, mất tích; trường hợp thay thế Phó ban quản trị là đại diện
của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử người khác đảm nhận mà không phải tổ chức hội
nghị nhà chung cư;
b) Miễn nhiệm hoặc bãi miễn toàn bộ các thành viên Ban quản trị và
bầu Ban quản trị mới;
c) Bầu thay thế thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban,
Phó ban do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích trong trường hợp đã tổ
chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng không đủ số người đồng ý
theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 26 của Quy chế này hoặc bầu thành viên
Ban quản trị nhà chung cư theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 26 của Quy chế
này.
3. Đối với hội nghị cụm nhà chung cư thường niên mà kết hợp quyết
định bầu Trưởng ban quản trị hoặc quyết định các vấn đề quy định tại Điểm b, Điểm
d Khoản 1 Điều 14 của Quy chế này thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu
căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư đó tham dự.
4. Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm chuẩn bị nội dung,
thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở
hữu, người sử dụng nhà chung cư; Ban quản trị có thể tổ chức họp trù bị để chuẩn
bị các nội dung cho cuộc họp hội nghị chính thức.
5. Trong trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định tại
Khoản 2 Điều này thì Ban quản trị nhà chung cư có văn bản đề nghị Ủy ban nhân
dân cấp phường tổ chức hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6
Điều 14 của Quy chế này.
6. Trường hợp qua giám sát, thảo luận tại hội nghị nhà chung cư mà
chủ sở hữu nhà chung cư phát hiện hành vi vi phạm về tài chính của Ban quản trị,
thành viên Ban quản trị nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm, hội nghị nhà
chung cư có thể quyết định bãi miễn một, một số hoặc toàn bộ thành viên Ban quản
trị nhà chung cư và bầu thay thế các thành viên khác theo quy định tại Khoản 2
hoặc Khoản 3 và Khoản 5 Điều này; nếu người có hành vi vi phạm thuộc diện bị
truy cứu trách nhiệm hình sự thì hội nghị nhà chung cư thông qua quyết định đề
nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, hội nghị nhà chung cư quyết định lập tổ
kiểm tra hoặc thuê đơn vị có chuyên môn để kiểm tra sổ sách và việc thu, chi
tài chính của Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thuê đơn vị chuyên môn thì
các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư phải đóng góp kinh phí để thanh
toán chi phí cho đơn vị này theo thỏa thuận.
Như vậy có thể thấy các công việc cụ thể của mỗi hội nghị nhà
chung cư thường niên, đặc biệt quý cư dân cần để ý đến phần mục nào cần 30% chủ
sở hữu tham dự, nội dung nào phải cần đến trên 50% mới quyết định được. Đây là hội
nghị quan trọng trong một năm để cư dân kiểm tra, kiểm soát các hoạt động điều
hành của ban quản lý vận hành, sự điều hành quản lý của ban quản trị, hoạt động
thu chi, các dịch vụ cung cấp cho tòa nhà. Đặc biệt xây dựng văn hóa, lối sống
cho cụm tòa nhà của mình. Để tránh những trường hợp bức xúc khi đi vào hoạt động
mắc phải cần phải có sự chung tay của mỗi cư dân.
Hiện tại dự án chung cư N03T6 Ngoại Giao Đoàn chuẩn bị mở bán, quý
khách hàng đặt chỗ vui lòng liên hệ 0987.429.748
Chúng tôi sẽ đồng hành, hỗ trợ quý khách hàng trong suốt thời kỳ
mua, vận hành tòa nhà một cách tận tâm nhất.
Chân thành cảm ơn!
Hội nghị chung cư thường niên là gì, cách thức tổ chức như thế nào theo quy định của pháp luật
Reviewed by vietland24h.net
on
02:43
Rating:

Không có nhận xét nào: